Hội làng Phù Đổng được tổ chức để tưởng nhớ và ca ngợi chiến công của người anh hùng Thánh Gióng, mô phỏng diễn biến các trận đấu của Thánh Gióng và nhân dân trong cuộc chiến chống giặc Ân, thông qua đó nâng cao tinh thần đoàn kết, giáo dục lòng yêu nước của dân tộc.
Chính vì vậy, trước khi khám phá hội làng Phù Đổng, đặc biệt là Hội Gióng chúng ta nên tìm hiểu đôi nét về nhân vật Thánh Gióng, người được xem là Tứ bất tử trong tín ngưỡng dân gian Việt Nam.
Vào đời Hùng Vương thứ VI, tại Kẻ Đổng (còn gọi là làng Gióng Mốt, tên cũ của làng Đổng Xuyên sau này) thuộc bộ Vũ Ninh xưa, có một người phụ nữ làm nghề bán rau, sau khi ướm thử một vết chân lớn trong vườn thì bà mang thai.
Vào ngày mùng 7 tháng giêng, bà hạ sinh được một cậu bé khôi ngô tuấn tú. Nhưng đã ba tuổi mà chẳng biết nói cười, hàng ngày chỉ nằm trên thúng treo trên gióng tre, do vậy mọi người gọi cậu là Gióng. Bà vô cùng buồn phiền, lo lắng.
Tranh vẽ mô phỏng trận chiến chống quân ngoại xâm của Thánh Gióng.
Cho đến một ngày, ngoài ngõ vang lên tiếng sứ giả rao mõ báo tin nước có ngoại xâm và nhà vua đang cầu hiền tài ra giúp nước.
Cậu bé Gióng bỗng dưng bật ra tiếng nói, thưa với mẹ cho gọi sứ giả vào và nói với sử giả: Ngươi hãy về tâu với đức vua đúc cho một con ngựa sắt cao hơn 18 thước, một cây kiếm sắt dài 7 thước, một roi sắt và một chiếc nón sắt để Gióng đi dẹp giặc.
Tượng khắc họa cảnh Thánh Gióng cưỡi ngựa sắt ra trận.
Từ sau ngày gặp sứ giả, mẹ Gióng và dân làng lo cơm và quần áo mặc cho Gióng. Có khi Thánh Gióng ăn đến mười nong cơm, ba nong cà, mỗi lần ăn xong một nong lại vươn vai và vụt lớn lên như thổi.
Sau một bữa ăn, Gióng vươn vai đứng dậy, thân cao mười thước, hắt hơi mười tiếng rồi nhảy lên ngựa sắt rồi xung trận.
Trong trận tiền, giặc Ân bị quân đội triều đình và Gióng đánh tơi bời. Đang hăng chiến đấu, roi sắt của Gióng bị gãy, chàng liền quờ tay nhổ những khóm tre làng đầy gai mọc gần đấy quật vào quân giặc.
Sau khi đánh thắng quân ngoại xâm, Gióng thúc ngựa lên đỉnh núi Sóc, để lại nón sắt, roi sắt, nhìn non sông đồng ruộng quanh vùng và hướng về Kẻ Đổng lần cuối, rồi một mình một ngựa bay thẳng lên trời.
Sau khi thắng trận, để nhớ ơn người anh hùng, vua Hùng sai lập đền thờ Gióng ở làng quê, phong Gióng làm Phù Đổng Thiên Vương, phong mẹ Gióng là Thánh Mẫu Bảo Vương, cho làng có xóm Ban nơi Gióng sinh ra được đặt tên là làng Phù Đổng.
Từ đó, dân làng lập đền thờ, hàng năm tổ chức hội làng Phù Đổng tưởng nhớ công ơn của vị anh hùng trẻ tuổi.
Thăm đền thờ trên quê hương Phù Đổng Thiên Vương
Di tích lịch sử và kiến trúc nghệ thuật đền Phù Đổng hiện nay gồm 8 điểm di tích thành phần, phân bố trên địa bàn 3 thôn của xã Phù Đổng (huyện Gia Lâm, thành phố Hà Nội).
Hội Gióng - Lễ hội tưởng nhớ vị anh hùng đánh thắng giặc Ân
Sự hấp dẫn của Hội Gióng trước hết phải kể đến ý nghĩa giáo dục lòng yêu nước, truyền thống võ công, ý chí quật cường và khát vọng độc lập, tự do của dân tộc Việt Nam.
Truyền thuyết Thánh Gióng – Biểu tượng sức mạnh và đoàn kết dân tộc
Người Việt Nam không ai là không biết đến truyền thuyết Thánh Gióng, được xem là biểu tượng cho sức mạnh và tinh thần đoàn kết của dân tộc. Để tưởng nhớ và phát huy tinh thần trên, hàng năm, nhiều nơi trên cả nước tổ chức lễ hội làng Phù Đổng rất long trọng.
Làng Phù Đổng (Gia Lâm, Hà Nội)
Làng Phù Đổng - một vùng đất địa linh, nhân kiệt, thuộc xứ Kinh Bắc xưa, có bề dày lịch sử và truyền thống văn hóa. Làng Phù Đổng cũng là nơi gắn với nhiều huyền thoại về thời kỳ đầu dựng nước và giữ nước của dân tộc, mà tiêu biểu là người anh hùng làng Gióng, một nhân vật còn in đậm trong tâm thức người dân nơi đây, với nhiều di tích còn lại cho đến ngày nay, như đền Thượng (thờ Thánh Gióng), đền Hạ (đền Mẫu), miếu Ban (nơi thờ mẹ Gióng), Cố viên, Đống đàm (nơi Gióng trận đánh), Giá ngự, đình Hạ mã…
Xã Phù Đổng được công nhận là điểm du lịch của Thủ đô
ANTD.VN - UBND thành phố đã có văn bản công nhận xã Phù Đổng, Gia Lâm là một điểm du lịch của Thủ đô. Tại quyết định số 4728/QĐ-UBND, UBND Thành phố giao UBND xã Phù Đổng có trách nhiệm thực hiện tổ chức quản lý, khai thác, phát triển điểm du lịch theo đúng quy định của Luật Du lịch và các văn bản pháp luật liên quan.