Khởi động chương trình xây dựng nông thôn mới từ năm 2011, sau 4 năm, Phù Đổng đã về đích nông thôn mới. Năm 2020, địa phương trở thành một trong số ít xã ở Hà Nội cán đích nông thôn mới nâng cao, với thu nhập bình quân đầu người đạt trên 60 triệu đồng/năm. Với các quyết sách quan trọng, việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng và sản xuất tập trung vào cây cảnh, hoa giấy và cây ăn quả là điểm nhấn quan trọng. Cấp ủy, chính quyền xã đã tăng cường chỉ đạo thực hiện tốt công tác thông tin, tuyên truyền, huy động cả hệ thống chính trị và các tầng lớp nhân dân vào cuộc, vận động để mọi người hiểu rõ mục đích, ý nghĩa của chương trình xây dựng nông thôn mới. Qua đó, tạo sự đồng thuận, thống nhất và quyết tâm cao từ trên xuống dưới, cùng góp công, góp sức hoàn thành các tiêu chí đề ra.
Không chỉ tiếp tục nâng cao các chỉ số trong bộ 19 tiêu chí chương trình mục tiêu quốc gia, trong giai đoạn 2020-2025, xã xác định hướng đi trọng tâm là phát triển xanh, bảo vệ môi trường, trở thành một trong những điểm đến du lịch hấp dẫn của Thủ đô. Để xây dựng nông thôn mới kiểu mẫu, Phù Đổng tập trung hai hướng đi mũi nhọn là phát triển du lịch và chuyển đổi cơ cấu tổ chức sản xuất, đây cũng chính là mô hình kinh tế xanh khi vừa mang tới không gian sinh thái, vừa tích cực cải tạo môi trường, tạo cảnh quan xanh-sạch-đẹp. Theo Bí thư Đảng ủy xã Phùng Xuân Việt: “Từ một xã chủ yếu trồng lúa, đến nay địa phương gần như đã chuyển sang toàn bộ hoa, cây cảnh và cây ăn quả, với tổng diện tích trên 200 ha. Từ đó tạo ra giá trị thu nhập cao, góp phần nâng cao cuộc sống người dân”.
Dựa trên nguồn lực và sự quan tâm của huyện Gia Lâm và thành phố Hà Nội cùng với nguồn lực của địa phương, diện mạo Phù Đổng ngày càng thay da đổi thịt. Hạ tầng nông thôn, đặc biệt là hệ thống giao thông được đầu tư xây mới và nâng cấp. 100% trục đường chính, đường liên thôn được trải nhựa và bê tông hóa, có điện chiếu sáng. Từ đó, tạo đà cho địa phương phát triển về mọi mặt, từ đời sống tinh thần, công trình phúc lợi, giáo dục đào tạo, đầu tư cho thế hệ tương lai càng được quan tâm. Trạm Y tế xã được xây dựng mới; Trường mầm non đạt chuẩn quốc gia mức độ 2; Trường Tiểu học và Trung học cơ sở đạt chuẩn quốc gia mức độ 1. 100% các thôn có nhà văn hóa, 92,1% người dân tham gia bảo hiểm y tế, có hơn 90% hộ gia đình sử dụng nước sạch theo quy chuẩn. Ông Đinh Bá Than, thôn Đổng Viên, xã Phù Đổng vui mừng chia sẻ: “Chúng tôi rất phấn khởi trước những thay đổi diện mạo của địa phương, đời sống nhân dân không ngừng được cải thiện, cơ sở hạ tầng được đầu tư khang trang. Tôi cảm thấy cuộc sống bây giờ so với trước đây gấp nhiều lần”.
Đồng chí Phùng Xuân Việt, Bí thư Đảng ủy xã cho biết, trong thời gian tới xã tập trung duy trì, giữ vững và củng cố thành quả đạt được của các nhóm tiêu chí nông thôn mới nâng cao, tập trung xây dựng nông thôn mới kiểu mẫu, khai thác tiềm năng thế mạnh sẵn có, thực hiện có hiệu quả các mô hình, dự án kinh tế của địa phương. Đồng thời, tiếp tục đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng nông thôn và đẩy mạnh ứng dụng tiến bộ khoa học-kĩ thuật vào trong sản xuất.
Với sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, sự quyết tâm, đồng lòng của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân địa phương, tin tưởng rằng năm 2022, Phù Đổng sẽ sớm trở thành một trong những địa phương đầu tiên của Hà Nội về đích nông thôn mới kiểu mẫu.
Thăm đền thờ trên quê hương Phù Đổng Thiên Vương
Di tích lịch sử và kiến trúc nghệ thuật đền Phù Đổng hiện nay gồm 8 điểm di tích thành phần, phân bố trên địa bàn 3 thôn của xã Phù Đổng (huyện Gia Lâm, thành phố Hà Nội).
Hội Gióng - Lễ hội tưởng nhớ vị anh hùng đánh thắng giặc Ân
Sự hấp dẫn của Hội Gióng trước hết phải kể đến ý nghĩa giáo dục lòng yêu nước, truyền thống võ công, ý chí quật cường và khát vọng độc lập, tự do của dân tộc Việt Nam.
Truyền thuyết Thánh Gióng – Biểu tượng sức mạnh và đoàn kết dân tộc
Người Việt Nam không ai là không biết đến truyền thuyết Thánh Gióng, được xem là biểu tượng cho sức mạnh và tinh thần đoàn kết của dân tộc. Để tưởng nhớ và phát huy tinh thần trên, hàng năm, nhiều nơi trên cả nước tổ chức lễ hội làng Phù Đổng rất long trọng.
Làng Phù Đổng (Gia Lâm, Hà Nội)
Làng Phù Đổng - một vùng đất địa linh, nhân kiệt, thuộc xứ Kinh Bắc xưa, có bề dày lịch sử và truyền thống văn hóa. Làng Phù Đổng cũng là nơi gắn với nhiều huyền thoại về thời kỳ đầu dựng nước và giữ nước của dân tộc, mà tiêu biểu là người anh hùng làng Gióng, một nhân vật còn in đậm trong tâm thức người dân nơi đây, với nhiều di tích còn lại cho đến ngày nay, như đền Thượng (thờ Thánh Gióng), đền Hạ (đền Mẫu), miếu Ban (nơi thờ mẹ Gióng), Cố viên, Đống đàm (nơi Gióng trận đánh), Giá ngự, đình Hạ mã…
Xã Phù Đổng được công nhận là điểm du lịch của Thủ đô
ANTD.VN - UBND thành phố đã có văn bản công nhận xã Phù Đổng, Gia Lâm là một điểm du lịch của Thủ đô. Tại quyết định số 4728/QĐ-UBND, UBND Thành phố giao UBND xã Phù Đổng có trách nhiệm thực hiện tổ chức quản lý, khai thác, phát triển điểm du lịch theo đúng quy định của Luật Du lịch và các văn bản pháp luật liên quan.