Miếu Ban nằm ở phía tây Đền Thượng, ở giữa xóm Ban, rộng 814m2. Miếu có tên chữ là “Dục Linh Từ”, thờ Đức Thánh Mẫu.
Tương truyền đây là nơi Mẫu sinh ra Gióng, vốn thuộc khu rừng Trại nòn, nên có tên cổ là “Miếu Trại nòn”. Miếu được phục dựng vào thế kỷ XIX, lợp ngói cổ hình mũi hài. Sau Miếu là giếng Bát Nhũ trì (ao tám vú), giữa giếng nổi lên một gò đất nhỏ, phẳng, tương truyền, đây là nơi Gióng được sinh ra, được cắt rốn bằng liềm đá, được tắm trong thống đá và được nằm trên một sập đá. Hiện nay, nơi đây chỉ còn chiếc thống đá được bày trước hương án có bát nhang thờ Thánh Gióng.
Hội Gióng hằng năm, vào chiều ngày 07/4 âm lịch, đoàn hội rước đi qua Miếu Ban. Đến đây, các ông Hiệu thực hiện nghi lễ bái vọng Thánh Mẫu để đi “khám đường” - một ngày đầu tiên của lễ hội. Cầu mong Thánh Mẫu che chở và phù hộ cho những ngày hội tiếp theo, mồng tám -mồng chín tháng 4 được thành công tốt đẹp.
Miếu Ban là một di tích nằm trong Khu di tích Đền Phù Đổng được Thủ tướng Chính Phủ xếp hạng di tích quốc gia đặc biệt năm 2013.
Miếu Ban
- 2373
- 0
Chùa Kiến Sơ
Chùa Kiến Sơ là tên tự của di tích, tên thường gọi theo địa danh làng là chùa Phù Đổng. Chùa Kiến Sơ hiện nay thuộc thôn Phù Đổng, xã Phù Đổng.
Đền Phù Đổng
Khu di tích quốc gia đặc biệt Đền Phù Đổng thuộc xã Phù Đổng, huyện Gia Lâm, thành phố Hà Nội - một vùng đất nằm kề bên tả ngạn sông Đuống.
Phù Đổng Green Park
Khu du lịch sinh thái Phù Đổng Green Park nằm trên trục đường kết nối không gian tâm linh Đền Gióng, xã Phù Đổng với khoảng cách 500m, rất thuận tiện cho các hoạt động du lịch tâm linh.
Cánh đồng hoa cải xã Phù Đổng
Vào thời điểm đầu tháng 12 là mùa hoa cải vàng nở rộ, cánh đồng hoa cải ở khu vực đê làng Phù Đổng nhuộm sắc vàng của hoa rất đẹp mắt. Rất nhiều bạn trẻ chọn đến những cánh đồng hoa cải để tham quan, ngắm hoa và chụp ảnh...
Nhà thờ Đặng Công Chất
Nhà thờ Trạng nguyên Đặng Công Chất nằm ở xã Phù Đổng, huyện Gia Lâm, TP. Hà Nội. Nơi đây được xây dựng từ đầu thế kỷ XVIII để tưởng nhớ công ơn của Trạng nguyên tài đức vẹn toàn.