Tuyến đường vừa được duyệt mở rộng tại Gia Lâm (màu vàng) nhìn từ bản đồ quy hoạch. Đường màu đỏ là Quốc lộ 1B, đường màu tím là đường đê tả sông Đuống.
UBND TP Hà Nội vừa phê duyệt chỉ giới đường đỏ tuyến đường đê Đá xã Phù Đổng, huyện Gia Lâm với chiều dài khoảng 1.050 m.
Điểm đầu của tuyến nằm tại nút giao với đường gom Quốc lộ 1B theo quy hoạch; điểm cuối tại nút giao với đường mặt đê tả sông Đuống.
Về cấp hạng, đây là đường khu vực có mặt cắt ngang 16,5 m, trong đó bao gồm lòng đường 10,5 m, hè hai bên mỗi bên rộng 3 m. Các nút giao với tuyến đường được tổ chức giao cùng mức.
Theo tìm hiểu, toàn bộ tuyến đường này chủ yếu nằm trên địa phận thôn Phù Dục, xã Phù Đổng, đồng thời cũng là một trong hai đường trục của thôn này, bên cạnh tuyến đường đê tả sông Đuống.
Tại buổi làm việc với Bí thư Thành ủy Hà Nội ngày 5/3, Phó Bí thư Thường trực Huyện ủy - Chủ tịch HĐND huyện Gia Lâm Nguyễn Tiến Việt cho biết, đối với các tiêu chí xây dựng huyện lên quận, huyện Gia Lâm có 24/27 tiêu chí đạt, gồm: Cân đối thu chi ngân sách, cơ sở y tế cấp đô thị và mật độ đường giao thông đô thị.
Với tiêu chí mật độ đường giao thông đô thị, huyện Gia Lâm hiện đạt 9,34 km/km2, trong khi tiêu chuẩn là từ 10 km/km2 trở lên.
Giai đoạn 2016 - 2020, huyện đã triển khai 306 dự án với tổng kinh phí 5.506 tỷ đồng. Về hạ tầng, huyện đã đầu tư nâng cấp 190,5 km đường liên thôn, đường giao thông trục chính, trục thôn.
Từ tháng 1/2021, huyện Gia Lâm đã khánh thành tuyến đường từ khu đô thị Trâu Quỳ qua đường Dương Xá - Đông Dư đến ga Phú Thụy và khởi công 4 dự án hạ tầng khung trên địa bàn nhằm tăng cường khớp nối đồng bộ giao thông.
Trong danh mục các công trình, dự án thu hồi đất năm 2021 được HĐND TP Hà Nội phê duyệt, huyện Gia Lâm có 26 dự án đường giao thông sẽ triển khai thu hồi đất để thực hiện.
Thăm đền thờ trên quê hương Phù Đổng Thiên Vương
Di tích lịch sử và kiến trúc nghệ thuật đền Phù Đổng hiện nay gồm 8 điểm di tích thành phần, phân bố trên địa bàn 3 thôn của xã Phù Đổng (huyện Gia Lâm, thành phố Hà Nội).
Hội Gióng - Lễ hội tưởng nhớ vị anh hùng đánh thắng giặc Ân
Sự hấp dẫn của Hội Gióng trước hết phải kể đến ý nghĩa giáo dục lòng yêu nước, truyền thống võ công, ý chí quật cường và khát vọng độc lập, tự do của dân tộc Việt Nam.
Truyền thuyết Thánh Gióng – Biểu tượng sức mạnh và đoàn kết dân tộc
Người Việt Nam không ai là không biết đến truyền thuyết Thánh Gióng, được xem là biểu tượng cho sức mạnh và tinh thần đoàn kết của dân tộc. Để tưởng nhớ và phát huy tinh thần trên, hàng năm, nhiều nơi trên cả nước tổ chức lễ hội làng Phù Đổng rất long trọng.
Làng Phù Đổng (Gia Lâm, Hà Nội)
Làng Phù Đổng - một vùng đất địa linh, nhân kiệt, thuộc xứ Kinh Bắc xưa, có bề dày lịch sử và truyền thống văn hóa. Làng Phù Đổng cũng là nơi gắn với nhiều huyền thoại về thời kỳ đầu dựng nước và giữ nước của dân tộc, mà tiêu biểu là người anh hùng làng Gióng, một nhân vật còn in đậm trong tâm thức người dân nơi đây, với nhiều di tích còn lại cho đến ngày nay, như đền Thượng (thờ Thánh Gióng), đền Hạ (đền Mẫu), miếu Ban (nơi thờ mẹ Gióng), Cố viên, Đống đàm (nơi Gióng trận đánh), Giá ngự, đình Hạ mã…
Xã Phù Đổng được công nhận là điểm du lịch của Thủ đô
ANTD.VN - UBND thành phố đã có văn bản công nhận xã Phù Đổng, Gia Lâm là một điểm du lịch của Thủ đô. Tại quyết định số 4728/QĐ-UBND, UBND Thành phố giao UBND xã Phù Đổng có trách nhiệm thực hiện tổ chức quản lý, khai thác, phát triển điểm du lịch theo đúng quy định của Luật Du lịch và các văn bản pháp luật liên quan.