"Thảm hoa" của lòng dân
Đi dọc tuyến đường ven đê Phù Đổng (xã Phù Đổng, huyện Gia Lâm), ai cũng ngỡ ngàng trước vẻ đẹp của thảm hoa dài 420m, diện tích 550m2, với tổng kinh phí thực hiện hơn 70 triệu đồng do Hội Liên hiệp phụ nữ huyện Gia Lâm triển khai từ năm 2020. Phó Chủ tịch Hội Liên hiệp phụ nữ huyện Gia Lâm Vũ Lan Anh cho biết: “Huyện hội đã giao cán bộ, hội viên xã Phù Đổng phụ trách "tuyến đê nở hoa" này, nhằm thể hiện vai trò của phụ nữ trong xây dựng nông thôn mới, góp phần xây dựng môi trường sống xanh, sạch, đẹp và bền vững. Nhờ bàn tay chăm sóc của chị em trong 2 năm qua, cây hoa trên tuyến đê phát triển tươi tốt”.
Là một trong 3 chi hội đảm nhận chăm sóc, giữ gìn tuyến đê này, Chi hội trưởng Chi hội phụ nữ thôn Phù Dực 1 (xã Phù Đổng, huyện Gia Lâm) Nguyễn Thị Huệ cho hay: "Để giữ gìn cho "tuyến đê nở hoa", hằng ngày chị em phụ nữ đều đi kiểm tra và chăm sóc. Nhiều ngày đến 8 giờ tối mọi người vẫn miệt mài làm việc. Hiện cây đã phát triển tươi tốt, chúng tôi chỉ cần nhặt cỏ, tưới nước thường xuyên".
Còn bờ đê Yên Nghĩa đoạn qua tổ dân phố số 8 (phường Yên Nghĩa, quận Hà Đông) giờ đây không còn là nơi cỏ dại mọc um tùm, rác sinh hoạt vứt bừa bãi mà thay vào đó là những luống hoa đẹp mắt. Chi hội trưởng Chi hội phụ nữ số 8 (phường Yên Nghĩa) Nguyễn Thị Tuất cho biết: “Đoạn đường đê chỉ hơn 100m nhưng chị em phải mất nhiều công sức để cải tạo thành nơi trồng cây xanh. Đến giờ, chúng tôi đã góp công, góp sức thực hiện việc này được hơn một năm rồi”.
Tương tự, trước đây đoạn đê qua xã Liên Hà (huyện Đông Anh) cũng trong tình trạng cây dại mọc hoang, đất cằn và nhiều sỏi đá do một bộ phận người dân thiếu ý thức đổ phế thải xây dựng. Đầu xuân Nhâm Dần, cán bộ, hội viên phụ nữ xã Liên Hà đã cải tạo để trồng hoa. “Để có được "đoạn đê nở hoa" như hôm nay, chị em phụ nữ phải dùng dụng cụ múc hết đất xấu, sỏi đá chuyển đi, thay vào đó bằng đất màu tơi xốp thì mới trồng được cây”, Chủ tịch Hội Liên hiệp phụ nữ xã Liên Hà Sái Thị Hường cho biết.
Lan tỏa ý thức bảo vệ môi trường
Có đi tham quan mới thấy, dưới bàn tay của các bà, các chị, nhiều tuyến đê trên địa bàn Thủ đô đã được phủ xanh mát, dần tạo nên những tuyến đường xanh, sạch, đẹp, người dân ai cũng tấm tắc khen ngợi. Ngoài việc chủ động làm nòng cốt, chị em còn tuyên truyền vận động sự tham gia của cộng đồng.
Chủ tịch Hội Liên hiệp phụ nữ phường Yên Nghĩa (quận Hà Đông) Nguyễn Thị Thanh Tâm cho biết, kinh phí do chị em phụ nữ huy động xã hội hóa là nguồn lực chính để xây dựng "tuyến đê nở hoa". Qua đó, ý thức chung tay chăm sóc, bảo vệ tuyến đê của người dân được nâng lên. Bà con còn tận dụng vật liệu tái chế để trồng cây cảnh dọc tuyến đê làm đẹp thêm cảnh quan.
Chủ tịch Hội Liên hiệp phụ nữ xã Liên Hà (huyện Đông Anh) Sái Thị Hường nói thêm: “Kinh phí cải tạo đất, mua cây giống nhận được sự ủng hộ của doanh nghiệp, người dân. Từ nguồn này, Hội Liên hiệp phụ nữ xã đã lắp đặt hệ thống tưới cây tự động ở khu vực trung tâm, bảo đảm độ ẩm để cây sinh trưởng, ra hoa”.
Không chỉ vậy, gia đình ông Nguyễn Văn Thể (thôn Thượng Thôn 1, xã Liên Hà, huyện Đông Anh) là người tài trợ kinh phí điện, nước mỗi tháng tới cả trăm nghìn đồng phục vụ việc tưới cây tự động trên tuyến đê. Qua đó, người dân địa phương thấy rằng, việc cùng tham gia bảo vệ môi trường và làm đẹp cảnh quan có ý nghĩa thiết thực.
Bà Nguyễn Thị Huệ (xã Phù Đổng, huyện Gia Lâm) thông tin: “Người dân Phù Đổng rất phấn khởi vì đường đê được “thay áo mới”, đẹp không kém gì đường phố. Nhiều gia đình ven đê còn bỏ kinh phí mua phân bón thêm cho hoa, như gia đình bà Hoàng Thị Cúc, Nguyễn Thị Tâm, Bùi Thị Lương…”. Theo Chủ tịch Hội Liên hiệp phụ nữ xã Phù Đổng Nguyễn Thị Nhàn, mới đây, UBND xã Phù Đổng tổ chức họp đại diện các thôn ven đê, các đoàn thể xã để bàn cách thức chăm sóc, cắt tỉa, trồng bổ sung làm đẹp tuyến đê cho bài bản và đồng bộ. Chị em phụ nữ sẵn sàng đảm nhận thêm phần việc để mái đê ngày một xanh, sạch, đẹp.
Phó Chủ tịch Hội Liên hiệp phụ nữ thành phố Hà Nội Phạm Thị Thanh Hương cho biết, những đoạn đê, tuyến đê bốn mùa nở hoa của các cấp Hội đã thể hiện vai trò của phụ nữ trong chung sức làm đẹp Thủ đô. Từ đó lan tỏa phong trào, góp phần nâng cao ý thức của người dân về chăm sóc và bảo vệ môi trường, kêu gọi sự chung tay của cộng đồng, đặc biệt là thực hiện tốt cuộc vận động “Xây dựng gia đình 5 không, 3 sạch”; phát huy vai trò của phụ nữ trong xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh.
Thăm đền thờ trên quê hương Phù Đổng Thiên Vương
Di tích lịch sử và kiến trúc nghệ thuật đền Phù Đổng hiện nay gồm 8 điểm di tích thành phần, phân bố trên địa bàn 3 thôn của xã Phù Đổng (huyện Gia Lâm, thành phố Hà Nội).
Hội Gióng - Lễ hội tưởng nhớ vị anh hùng đánh thắng giặc Ân
Sự hấp dẫn của Hội Gióng trước hết phải kể đến ý nghĩa giáo dục lòng yêu nước, truyền thống võ công, ý chí quật cường và khát vọng độc lập, tự do của dân tộc Việt Nam.
Truyền thuyết Thánh Gióng – Biểu tượng sức mạnh và đoàn kết dân tộc
Người Việt Nam không ai là không biết đến truyền thuyết Thánh Gióng, được xem là biểu tượng cho sức mạnh và tinh thần đoàn kết của dân tộc. Để tưởng nhớ và phát huy tinh thần trên, hàng năm, nhiều nơi trên cả nước tổ chức lễ hội làng Phù Đổng rất long trọng.
Làng Phù Đổng (Gia Lâm, Hà Nội)
Làng Phù Đổng - một vùng đất địa linh, nhân kiệt, thuộc xứ Kinh Bắc xưa, có bề dày lịch sử và truyền thống văn hóa. Làng Phù Đổng cũng là nơi gắn với nhiều huyền thoại về thời kỳ đầu dựng nước và giữ nước của dân tộc, mà tiêu biểu là người anh hùng làng Gióng, một nhân vật còn in đậm trong tâm thức người dân nơi đây, với nhiều di tích còn lại cho đến ngày nay, như đền Thượng (thờ Thánh Gióng), đền Hạ (đền Mẫu), miếu Ban (nơi thờ mẹ Gióng), Cố viên, Đống đàm (nơi Gióng trận đánh), Giá ngự, đình Hạ mã…
Xã Phù Đổng được công nhận là điểm du lịch của Thủ đô
ANTD.VN - UBND thành phố đã có văn bản công nhận xã Phù Đổng, Gia Lâm là một điểm du lịch của Thủ đô. Tại quyết định số 4728/QĐ-UBND, UBND Thành phố giao UBND xã Phù Đổng có trách nhiệm thực hiện tổ chức quản lý, khai thác, phát triển điểm du lịch theo đúng quy định của Luật Du lịch và các văn bản pháp luật liên quan.